GIOITHIEU.png
 

huyen_Kong_Chro.jpgHuyện Kông Chro được thành lập theo Quyết định số 96-HĐBT ngày 30-5-1988 của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở chia tách từ phần đất phía nam của huyện An Khê,cách trung tâm thị xã An Khê khoảng 30 km. Huyện lỵ là thị trấn Kông Chro.
    Diện tích: 143.970 ha. 
    Dân số:    50.525 người (số liệu thống kê năm 2015).
    Mật độ dân số: 35,4 người/km2
    Vị trí địa lý:
        - Bắc giáp: huyện Đăk Pơ.
        - Nam giáp: huyện Ia Pa.
        - Đông giáp: tỉnh Bình Định.
        - Tây giáp: huyện Mang Yang.
    Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 14 (1 thị trấn, 13 xã)
        - Thị trấn Kông Chro.
        - Các xã: An Trung, 
Chơ Glong, Chư Krey, Đăk Pling, Đăk Song, Đăk Tpang, Kông Yang, S Ró, Ya Ma, Yang Nam, Yang Trung, Đăk Pơ Pho, Đăk Kơ Ning.
  * Tổng quan kinh tế - văn hoá - xã hội: 
I. LĨNH VỰC KINH TẾ
1. Về tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 71,98%. Tổng giá trị sản xuất năm 2021 ước đạt 7.549,3 tỷ đồng (giá năm 2010), tăng 55,63% so với Nghị quyết, trong đó:
- Nông nghiệp - thuỷ sản đạt 2.057,46 tỷ đồng, tăng 0,03%KH;
- Công nghiệp - xây dựng đạt 4.411,35 tỷ đồng, tăng 157,25%KH;
- Dịch vụ đạt 1.080,5 tỷ đồng, tăng 0,14%KH;
Cơ cấu tỷ trọng kinh tế năm 2021 (theo giá hiện hành): Nông lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 27,42%, công nghiệp - xây dựng 58,97%; dịch vụ 13,61%.
2. Về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Cơ cấu cây trồng cơ bản tiếp tục được điều chỉnh phù hợp với lợi thế của địa phương gắn với thị trường. Tổng diện tích gieo trồng 41.573,25 ha đạt 101,6%NQ, tăng 3,2% so với cùng kỳ, trong đó: Vụ Đông Xuân 2020-2021 là 5.517,6 ha đạt 141,2% KH, tăng 20,56% so với cùng kỳ; vụ mùa 36.055,6 ha đạt 97,4% KH, tăng 0,9% so với cùng kỳ; rau các loại 4.619,2 ha, đạt 100,5%NQ, cây ăn quả 729,76 ha đạt 104,3%NQ, cây dược liệu 55,6 ha, đạt 135,6%NQ. Sản lượng lương thực ước đạt 47.544,23 tấn, bằng 84,4% KH, bằng 94,5% so với cùng kỳ, do thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với thời tiết, thổ nhưỡng nhằm hạn chế thiệt hại do hạn hán gây ra (giảm diện tích gieo trồng lúa, ngô).
Năm 2021, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn thách thức, tình hình dịch bệnh Covid-19, tình hình chuột gây hại trên cây trồng, tình hình sâu bệnh rải rác và gió lốc đã làm thiệt hại và giảm năng suất cây trồng trên 193,9 ha (cụ thể: chuột gây hại trên cây trồng là 135,9 ha; ảnh hưởng của mưa và gió lốc đã làm thiệt hại 53 ha; ảnh hưởng cơn bão số 5 năm 2021 là 5 ha). Huyện đã tập trung chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phòng chống nắng hạn, mưa bão, phòng trừ sâu bệnh và tổ chức lựa chọn giống chịu hạn tốt, kháng bệnh cao.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được thực hiện một cách rõ nét, chuyển dần sang trồng các loại cây trồng mang tính hàng hóa, có giá trị cao như: Lạc, thuốc lá, mía, cây dâu tằm với diện tích 7.154,1 ha; cây hàng năm khác với diện tích 461,8 ha; cây ăn quả, cây lâu năm khác với diện tích 729,76 ha; cây dược liệu 55,6 h; cây lâu năm khác 3 ha; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm; gắn kết chế biến với tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ. Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; chú trọng công tác tưới tiêu, chống hạn, đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất. Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chấn chỉnh kịp thời các cơ sở kinh doanh vi phạm.
- Sản phẩm OCOP: Đầu năm 2021, Hợp tác xã An Nhiên đăng ký 02 sản phẩm (Mật ong rừng và sản phẩm Dưa leo) và Công ty TNHH MTV Agrifood đăng ký sản phẩm Ớt bột. Tuy nhiên trong năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh không phân bổ kinh phí triển khai xây dựng sản phẩm OCOP nên khó khăn trong việc vận động các đơn vị triển khai thực hiện. Hiện tại, Công ty TNHH MTV Agrifood đã hoàn thành các thủ tục đăng ký sản phẩm Ớt bột nhưng chưa thực hiện thẩm định sản phẩm, Ủy ban nhân dân huyện đang tiếp tục tuyên truyền đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ trình các sở, ngành theo quy định, đảm bảo đúng kế hoạch.
3. Về xây dựng nông thôn mới: Chương trình nông thôn mới được triển khai đồng bộ. Người dân cơ bản phát huy vai trò, thế mạnh của mình trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc qua xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục triển khai xây dựng làng nông thôn mới kiểu mẫu trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Ước đến cuối năm 2021, số tiêu chí đăng ký xã nông thôn mới trong năm đạt 16/19 tiêu chí, đạt 84,2%KH. Ước đến cuối năm 2021, số tiêu chí xã nông thôn mới 200 tiêu chí/13 xã, bình quân dự kiến đạt 15,38 tiêu chí
4. Về công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, kinh tế tập thể
Từ đầu năm đến nay, có 17 doanh nghiệp được thành lập, vượt 41,67% KH, lũy kế đến nay có 108 doanh nghiệp, trong đó 98 doanh nghiệp đang hoạt động (gồm 81 doanh nghiệp và 17 chi nhánh), còn lại 10 doanh nghiệp bỏ địa chỉ, tạm ngưng hoạt động, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp tập trung triển khai các hoạt động SXKD, các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi, đã góp phần vào việc tăng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện. Công tác phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được chỉ đạo quyết liệt và có nhiều chuyển biến. Các hợp tác xã đã từng bước khắc phục tồn tại, tổ chức lại hoạt động, đẩy mạnh liên doanh, liên kết và bước đầu đã có doanh thu.
5. Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông: Ngày 25/01/2021, Ủy ban nhân dân huyện đã bàn giao bộ phận một cửa huyện sang Bưu điện huyện hoạt động. Trong năm, đã tiếp nhận tại bộ phận một cửa cấp huyện 4.002 hồ sơ. Đã giải quyết 3.677 hồ sơ (có 02 hồ sơ trễ hạn: đất đai, hộ tịch); đang giải quyết trong hạn 325 hồ sơ (có 02 hồ sơ đất đai trễ hạn). Nhìn chung, tất cả các hồ sơ đều giải quyết theo đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo sự hài lòng của người dân, các hồ sơ trễ hạn sau khi giải quyết đã có thư xin lỗi người dân theo đúng quy định.
6. Về đầu tư phát triển
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 17.300 tỷ đồng, bằng 2.306,7% NQ, tăng 2.521,2% so với cùng kỳ; nổi bật là có 03 dự án Nhà máy điện gió trên địa bàn huyện đưa vào hoạt động năm 2021.
- Về các dự án thu hút đầu tư: Về các dự án chăn nuôi heo: Trên địa bàn huyện có 15 trang trại chăn nuôi heo nghiên cứu, đầu tư. Trong đó đã có 02 dự án đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư; 13 dự án còn lại đã được Ủy ban nhân dân huyện thống nhất và đang hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh để chấp thuận chủ trương đầu tư. Đối với các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư đang triển khai thực hiện dự án.
- Về các dự án Nhà máy điện gió: Trên địa bàn huyện có 03 dự án Nhà máy điện gió được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, tổng công suất 400MW, 95 trụ tuabin, diện tích đất của dự án là 192,8 ha được đầu tư với tổng mức đầu tư 16.546,1 tỷ đồng tại 05 xã (An Trung, Yang Trung, Chư Krey, Đăk Pơ Pho và Chơ Glong). Đến nay, các Chủ đầu tư đã thực hiện đóng điện thương mại và cơ bản hoàn thành một số hạng mục công trình như đường dây 220kV, 35kV, 22kv; đường giao thông nội bộ; móng trụ tuabin và đang triển khai lắp dựng trụ tuabin, cánh quạt. 
- Về các dự án Bến xe huyện: Trong đầu năm 2021, Công ty TNHH TM và DV Anh Nhựt đã tham gia đấu giá quyền sử dụng đất dự án bến xe khách huyện Kông Chro. Đến nay, Công ty TNHH TM và DV Anh Nhựt đã trúng đấu giá và đang triển khai thực hiện dự án. Dự kiến trong năm 2022, dự án đưa vào hoạt động.
- Về dự án Nhà máy chế biến gỗ dăm: Ủy ban nhân dân huyện hỗ trợ Công ty Cổ phần Huỳnh An Gia Lai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án Nhà máy chế biến gỗ dăm tại Cụm công nghiệp huyện, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng. Đến nay, đã hoàn thành công tác thỏa thuận, bồi thường đối với các hộ gia đình nằm trong diện tích thực hiện dự án. Nhà đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư.
II. VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Giáo dục - Đào tạo
Kết thúc năm học 2020 - 2021, toàn huyện có 544 lớp, 13.943 HS (đạt 100,5KH). Trong đó: Mầm non 3.232 cháu; Tiểu học 6.424 HS, THCS 3.533 HS, THPT 754 HS. Nhìn chung, về chất lượng học sinh ngày được nâng lên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá. Hoạt động dạy và học đảm bảo theo kế hoạch, các nhiệm vụ trọng tâm được toàn ngành thực hiện nghiêm túc, tích cực, công tác dạy và học theo Chương trình sách giáo khoa mới của lớp 1, 2, 6 được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch và hướng dẫn của Ngành Giáo dục và Đào tạo. Tiếp tục duy trì giữ vững thành quả công tác duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Quan tâm chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm, tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức. Các chế độ chính sách cấp hỗ trợ cho học sinh được thực hiện đảm bảo đúng quy định.
2. Về Y tế
* Công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết: Trong năm 2021, trên địa bàn huyện có 10 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Ngành Y tế huyện đã tổ chức phun hóa chất diệt muỗi và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện, các xã, thị trấn tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trong nhân dân. Các trường hợp mắc sốt xuất huyết được thu dung điều trị và chuyển tuyến kịp thời, không có trường hợp tử vong.
* Về công tác phòng, chống dịch Covid-19: Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các ngành, các cấp, các lực lượng triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao: Tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp người dân trong việc khai báo y tế điện tử tự nguyện và thực hiện cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo người lây nhiễm Covid-19 giúp bảo vệ bản thân và gia đình trong phòng, chống dịch bệnh; truyền thông thông điệp 5K trong phòng, chống Covid-19 (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập đông người và khai báo y tế); hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc đi lại, vận chuyển, lưu thông hàng hoá được thông suốt để đảm bảo sản xuất và điều hành, xử lý công việc, không để gián đoạn; tổ chức tốt việc phân luồng, phân tuyến khám chữa bệnh; bố trí các khu vực cách ly theo quy định; tăng cường kiểm soát, quản lý chặt địa bàn, nắm chắc hộ dân, quản lý công dân về từ các vùng dịch, thực hiện nghiêm việc giám sát y tế, cách ly y tế tại nhà; phát huy tốt hơn nữa vai trò của tổ Covid cộng đồng; khẩn trương tổ chức tiêm chủng để đảm bảo tăng tỷ lệ phủ vắc xin theo đúng kế hoạch; nhanh chóng truy vết, xét nghiệm các ổ dịch, xét nghiệm trọng điểm để tầm soát, sàng lọc, khoanh gọn, kiểm soát các ổ dịch trên địa bàn huyện.
Từ đầu năm đến nay, toàn huyện phát hiện 24 ca nhiễm SARS-CoV-2, đã thực hiện chuyển điều trị kịp thời, truy vết được 120 F1; 753 F2 (trong đó 105 F1 và 436 F2 liên quan đến 24 F0 ghi nhận tại huyện và 15 F1, 317 F2 liên quan đến F0 ghi nhận tại tỉnh Bình Định), tiến hành phun khử khuẩn các khu vực liên quan và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đúng quy định.
3. Lao động - Thương binh và Xã hội
- Công tác giảm nghèo:
+ Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, toàn huyện còn 1.376 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,03%, giảm 4,88% so với cuối năm 2020, giảm gần 1,88% so với Nghị quyết HĐND huyện và KH tỉnh giao (trong đó 1.334 hộ nghèo là người đồng bào DTTTS, chiếm 96,95% tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện); 1.003 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 8,04%, giảm 11,95% so với cuối năm 2020, vượt 0,63% so với NQ HĐND huyện và KH tỉnh giao (trong đó 886 hộ cận nghèo là người đồng bào DTTTS, chiếm 88,33% tỷ lệ hộ cận nghèo toàn huyện).
+ Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025, toàn huyện còn 5.742 hộ nghèo/28.402 khẩu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 46,02%, tăng 2,89 lần so với cuối năm 2020; Số hộ nghèo đồng bào DTTS 5.487 hộ/27.498 khẩu, chiếm tỷ lệ 66,59% so với tổng số hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số (8.240 hộ). 1.827 hộ cận nghèo/8.510 khẩu, chiếm tỷ lệ 14,64%; Số hộ cận nghèo đồng bào DTTS 1.009 hộ/5.033 khẩu, chiếm tỷ lệ 12,25% so với tổng số hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số (8.240 hộ).
- Chính sách xã hội: Thực hiện tốt việc chăm lo đời sống cho hộ gia đình chính sách người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Thực chi trợ cấp cho đối tượng chính sách, người có công, bảo trợ xã hội đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức, với kinh phí trên 15,55 tỷ đồng.
- Về bảo trợ xã hội: Đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội đảm bảo đời sống cho nhân dân trên địa bàn huyện.
III. LĨNH VỰC NỘI CHÍNH
1. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương: Duy trì nghiêm các chế độ trực, tuần tra canh gác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hoàn thành công tác tuyển quân và tổ chức lễ giao nhận quân năm 2021đạt 100% chỉ tiêu và triển khai công tác tuyển quân năm 2022. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng theo kế hoạch năm 2021.
2. Công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội: Tiếp tục tổ chức triển khai công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; tuyên truyền phòng chống tội phạm, phòng chống Fulro, Tin lành Đêgar, Tà đạo Hà Mòn. Đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức phòng chống tội phạm trong nhân dân. Tổ chức phát động bằng hình thức trực quan, cùng họp bàn tại các thôn làng và hội nghị tại các xã, thị trấn với chủ đề “Không giải quyết mâu thuẫn bằng đánh nhau và phạt vạ đông người; tuyên truyền luật giao thông, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ; Diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân”, phòng chống tín dụng đen. Tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình "làng tự quản gắn chốt ANTT", mô hình "tiếng loa giao thông", mô hình trường học an toàn về ANTT theo “Theo phương châm tự phòng, tự bảo vệ” trên địa bàn. Đã triển khai hiệu quả kế hoạch cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021; đảm bảo ANTT cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; tăng cường tập trung xử lý về an ninh tôn giáo. Nhìn chung, tình hình trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, các loại tội phạm được trấn áp và xử lý kịp thời, không để xảy ra các loại tội phạm băng ổ nhóm, liên quan đến “tín dụng đen”, mua bán người.
                       
Quá trình hình thành và Phát triển >> Cơ cấu tổ chức các đoàn thể >>
Lịch sử lãnh đạo qua các thời kỳ >> Chức năng - nhiệm vụ >>
Cơ cấu tổ chức Huyện ủy >> Các phòng ban chuyên môn >>
Cơ cấu tổ chức HĐND >> UBND các xã, thị trấn >>
Cơ cấu tổ chức UBND >> Hộp thư điện tử >>
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:
1478004194_map-icon.png Địa chỉ: T
hị trấn Kông Chro - Huyện Kông Chro - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3835365
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3835321
1478004004_Mail.png  Email: ubndkongchro@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:
Bản quyền thuộc về UBND huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trịnh Minh Dương - Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện Kông Chro
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT ngày 07/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông

  Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png