HĐND tỉnh: Giám sát tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tại Kông Chro

HĐND tỉnh: Giám sát tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tại Kông Chro

   Vừa qua, Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh do đồng chí Ayun H’Bút – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã giám sát về thực hiện Kế hoạch hành động “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020” tại huyện Kông Chro.

Theo báo cáo của huyện Kông Chro cho biết: Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành các quyết định, chương trình, kế hoạch, đề án, phương án và các văn bản chỉ đạo, điều hành đối với các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp gắn với thực hiện thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạocơ quan chuyên môn phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụtái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020.
Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị nhằm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống sang phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế. Do đó, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước gắn sản xuất với bảo quản, chế biến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
    Trong giai đoạn 2016-2022, ngành nông nghiệp tại địa phương đã có bước phát triển khá toàn diện theo hướng bền vững. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp trung bình hàng năm là 9.1%. Dự kiến, năm 2022, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt trên 1.800 tỷ đồng, tăng gấp 1.54 lần so với năm 2015. tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 42,5% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Phương thức sản xuất, quá trình chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có sự chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện. Qua 4 năm thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tác động tích cực đến kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nong thôn mới. Đến cuối năm 2020, trên địa bàn huyện Kông Chro có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới đó là xã Yang Trung; có 1 xã đạt 16 tiêu chí đó là xã An Trung; có 02 xã đạt 15 tiêu chí gồm xã Yang Nam và xã Chư Krey; có 06 xã đạt 14 tiêu chí gồm xã Kông Yang, ĐăkKơ Ning, SRó, Đăk Pơ Pho, Đăk Pling và xã Đăk Tơ Pang; có 2 xã đạt 13 tiêu chí gồm xã Ya Ma và xã Chơ Long; có 01 xã đạt 11 tiêu chí đó là xã Đăk Sông; bình quân đạt 14,31 tiêu chí nông thôn mới/xã; toàn huyện có 1 làng đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống còn 18,46% giảm 62,3%; thu nhập bình quân đầu người/năm của khu vực nông thôn đạt 26,11 triệu tăng 86,6% so với trước khi triển khai Chương trình.Diện mạo nông thôn mới đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất của người dân đã nâng lên một bước đáng kể, khoảng cách giàu, nghèo ở khu vực thành thị và nông thôn đã được giảm dần, hạ tầng kinh tế - xã hội đã từng bước được xây dựng đồng bộ; bản sắc văn hoá truyền thống được gìn giữ và phát huy; môi trường sinh thải được bảo vệ; Quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
 Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Kông Chro còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như: Nguồn vốn chính thức cho Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp hầu như chưa có, gây khó khăn trong công tác thực hiện, nhất là công tác tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng mô hình công nghệ cao, phổ cập kiến thức và hỗ trợ nguồn vốn đểthực hiện một số mô hình nhân rộng trong việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhắm tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trên địa bàn huyện chưa có Doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến, gia tăng giá trị nông sản, tạo động lực thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện.

 
Buổi giám sát tại hội trường 3A  
  Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh và lãnh đạo huyện Kông Chro đã trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng, cải tạo lại các hệ thống thủy lợi, tưới tiêu trên địa bàn huyện; quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp; tăng cường ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa vào sản xuất; củng cố bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã; tìm cách thu hút nguồn lực đầu tư, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; nâng cao nhận thức của người dân về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Ayun H’Bút đánh giá cao những nỗ lực của huyện Kông Chro trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời chia sẻ những khó khăn, bất cập mà huyện đang gặp phải. Đồng chí Ayun H’Bút đề nghị: Huyện Kông Chro tiếp tục phát huy những thế mạnh, khắc phục những hạn chế để ngành nông nghiệp của địa phương có nhiều bước tiến mới. Những kiến nghị của huyện Ủy ban nhân dân huyện Kông Chro cùng những vấn đề được đánh giá tại buổi làm việc sẽ được Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Trước đó, đoàn giám sát đã tiến hành giám sát thực tế tại một số đơn vị: Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ An Nhiên, mô hình vườn cây ăn trái, vườn dược liệu, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông Chro./ .
                                                                                                                                  Ngô Chiến Trung Tâm VHTT-TT
 

Quay lại