CHUYÊN MỤC

TIN TỨC

Hiệu quả từ mô hình trồng 2 vụ Na dai (Mãng cầu)

22/08/2023
Đầu năm 1996, gia đình anh Mai Văn Cử cùng với nhiều bà con ở quê hương Hải Dương vào lập nghiệp tại huyện Kông Chro theo diện kinh tế mới.

Những ngày đầu lập nghiệp, anh cũng như bà con quanh vùng trồng chuyên canh các loại cây ngắn ngày như cây đậu, bắp, bí. Đến năm 2001, anh đã đầu tư trồng 3 ha bí đỏ nhưng đã bị mất trắng, thua lỗ (tương đương 3,5 cây vàng tại thời điểm đó) khiến thu nhập của gia đình bấp bênh và không ổn định.   

Không lùi bước trước khó khăn, đến năm 2013, anh quyết định chuyển đổi cây trồng ngắn ngày sang cây ăn trái. Ban đầu, trồng 7 sào na dai, sau 3 năm cho thu hoạch vụ đầu tiên thu được 12 tấn, được thương lái thu mua với giá từ 13.000đ-15.000đ/kg, mang về cho thu nhập  cho gia đình hơn 100 triệu đồng.

Qua sự tìm hiểu, nghiên cứu anh thử nghiệm trồng cây na dai trái vụ để cung cấp ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán để thu nhập được cao hơn. Tính kiên trì, nhẫn nại, chịu thương, chịu khó anh đã thí điểm làm thử trên 3 cây trái vụ (vụ 2), kết quả thật bất ngờ 3 cây na trái vụ anh thí điểm cho ra hoa, kết trái nhiều và đạt năng suất hơn cả vụ chính (vụ 1).
 

Sau đó, gia đình anh đã quyết định làm đồng loạt 7 sào na dai trái vụ. Năm đầu bán được 40 triệu, năm sau bán được 120 triệu, năm thứ 3 được 150 triệu, và thời điểm cuối năm 2022 gia đình anh thu được 200 triệu đồng.

Có thu nhập, anh tích góp và trả được hết tiền vay ngân hàng 500 triệu đồng để làm nhà. Hiện tại, hai con ăn học đoàng hoàng, mua một căn hộ cho cháu lớn của anh đã xây dựng gia đình và đang công tác tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Và với phẩm chất của người nông dân Việt Nam, đó là sự đoàn kết gắn bó, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn; nên anh đã hướng dẫn cho hơn 20 hộ gia đình là bà con là hội viên nông dân trên địa bàn huyện cùng tham gia trồng thành công loại na dai. Giờ đây, trái na dai của huyện Kông Chro đã trở thành thương hiệu đặc biệt vì có độ ngọt khác với trái na ở các vùng khác kể cả các tỉnh phía Bắc, vì vùng đất của Kông Chro có hàm lượng chất vôi cao hơn.Hơn nữa, khí hậu của khu vực thị trấn Kông Chro, có nhiệt độ trung bình thích hợp nên khi làm vụ 2 rất thành công. Nếu sang khu vực khác sẽ không đạt vì có sự chênh lệch nhiệt độ. Đây là một sáng kiến độc đáo của anh mà anh đã thử nghiệm nhiều lần và tích góp được từ năm 2013 đến nay.

Ngoài ra, anh còn tạo công ăn việc làm cho số lao động mùa vụ là người ĐBDTTS tại Làng BYang mà anh thuê bình quân 30 công để suốt lá sau thu hoạch. Bình quân anh trả 180.000đ/ngày, nếu tăng thêm giờ anh trả theo tiếng (25.000đ/h).

Hội Nông dân huyện Kông Chro, đang tập trung vận động, tuyên truyền và hướng dẫn cho anh đăng ký làm hồ sơ sản phẩm OCOP của huyện. Nếu thành công, thì đây là một hướng đi mới và hứa hẹn có nhiều khởi sắc cho vùng đất có khí hậu khắc nghiệt và còn nhiều khó khăn như Kông Chro./. 
                                        
Xuân Dũng - Chuyên viên HND huyện Kông Chro
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:
1478004194_map-icon.png Địa chỉ: T
hị trấn Kông Chro - Huyện Kông Chro - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3835365
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3835321
1478004004_Mail.png  Email: ubndkongchro@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:
Bản quyền thuộc về UBND huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trịnh Minh Dương - Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện Kông Chro
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT ngày 07/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png