CHUYÊN MỤC

TIN TỨC

Giữ gìn văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện Kông Chro

19/05/2022
Chiều ngày 18/5 Huyện ủy Kông Chro đã tổ chức hội nghị văn hoá toàn huyện năm 2022. Tham dự có đồng chí Phan Văn Trung - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Thanh Minh - Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ; đồng chí Đinh Văn Suý - Phó Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo các cơ quan ban ngành, bí thư các tổ chức cơ sở đảng cùng tập thể và cá nhân được khen tặng tham dự

Huyện Kông Chro là huyện vùng sâu vùng xa, toàn huyện có 13 dân tộc thiểu số sinh sống gồm: Kinh, Bahnar, Jarai, Mường, Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao,... trong đó dân tộc Bahnar là dân tộc có dân số đông nhất chiếm tỷ lệ 63,11% dân số toàn huyện. Những năm qua cùng với sự đầu tư của Đảng, Nhà nước và Đảng sự phấn đấu không ngừng của địa phương, huyện Kông Chro đã có nhiều đổi mới, bức phá vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu phát triển quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bà con các dân tộc thiểu số huyện Kông Chro.


Một số hình ảnh tại Hội nghị
Thực hiện Nghị quyết TW5 (khoá VIII) của Đảng về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) của Đảng về công tác dân tộc; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp triển khai thực hiện nhiều đề án về bảo tồn, phát triển văn hoá các DTTS. Kông Chro được xem là địa bàn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc Bahnar. Các đoàn nghệ nhân của huyện thường xuyên được mời tham gia các hội thi văn hóa truyền thống, ngày hội văn hóa du lịch, festival cồng chiêng,… của tỉnh và các huyện bạn. Là địa phương được lựa chọn để phục dựng lễ hội truyền thống của người Bahnar như: Lễ mừng năm mới Sơmakơcham, Lễ thổi tai, Lễ cúng đầu năm,…
Để bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn, huyện Kông Chro đã triển khai các đề án như: Kiểm kê di sản văn hóa; Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng; Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn; Bảo tồn lễ hội truyền thống các DTTS; khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng sưu tầm, phục dựng các lễ hội truyền thống, sử thi,… của đồng bào các DTTS tại địa phương. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc Văn hóa đã tiến hành khảo sát, đo đạc thực khu vực Nền nhà, Hồ nước Ông Nhạc tổng diện tích quy hoạch 3,5 ha, Di tích Nền nhà, Hồ nước, Kho tiền ông Nhạc thuộc quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 1057/QĐ-BVHTT ngày 14/6/1991 của Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Gồm hai khu vực: Khu vực Nền nhà, Hồ nước Ông Nhạc và khu vực Kho tiền Ông Nhạc. Toàn huyện có 05 nghệ nhân đã được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, có nhiều cống hiến trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Năm 2020 lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú cho 3 nghệ nhân. Ngành văn hóa thông tin và các xã, thị trấn đã rà soát, tổng hợp và đăng ký Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, với kinh phí 44,266 tỷ đồng, Địa bàn huyện Kông Chro có nền văn hóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc được thể hiện qua văn hóa vật thể : Ăn, mặc, ở và văn hóa phi vật thể: Tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian.  Hiện nay, trên địa bàn huyện hiện có hơn 102 Nhà rông truyền thống, 100% làng đồng bào dân tộc thiểu số đều có nhà rông. Là biểu trượng văn hóa truyền thống của người Bahnar, là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng làng, nơi diễn ra các hoạt động tập thể, thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân trong làng. Hiện nay kiến trúc nhà rông cơ bản vẫn giữ nét truyền thống. Các thế hệ có sự tiếp nối truyền thống văn hoá, góp phần làm rạng rỡ bản sắc văn hoá của các dân tộc huyện, tạo nền tảng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Thông qua việc tuyên truyền của các cấp các ngành tại cơ sở người dân trong làng ngày càng ý thức hơn về việc giữ gìn vốn văn hoá truyền thống của dân tộc mình.Tuy nhiên, công tác bảo tồn văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS ở Kông Chro cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết như: Hiện nay trình độ dân trí của các DTTS tại chỗ còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn rất cao so với tổng số hộ nghèo trên địa bàn... Sự chi phối của nền kinh tế thị trường trong việc tổ chức các sự kiện, các lễ hội văn hóa truyền thống ngày càng bị thương mại hóa, thiếu vắng sự sáng tạo văn hóa của các tầng lớp nhân dân, các tác phẩm văn hóa, văn học truyền thống ngày một mai một. Lực lượng nghệ nhân dân gian ngày càng thiếu vắng, người lớn mất dần, các giá trị nghệ thuật không được ghi chép, truyền dạy cho thế hệ sau. Hoạt động thiết chế văn hóa vùng đồng bào DTTS còn hạn chế, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tổ chức không được thường xuyên, còn sơ sài, khoảng cách về mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng thành thị và nông thôn còn chênh lệch rất lớn. Cơ sở vật chất, sản phẩm, phương tiện văn hóa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người còn thiếu và lạc hậu... đã ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn văn hóa dân tộc trên địa bàn, nhất là các giá trị văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong thời gian tới huyện Kông Chro tiếp tục đề ra các giải pháp để bảo tồn, pháp huy bản sắc văn hoá dân tộc đó là:
Tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đi vào cuộc sống của Nhân dân. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình, chính sách của Trung ương, tỉnh, Dự án "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các Dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng các dân tộc nhằm giảm thiểu, xóa bỏ tình trạng tảo hôn và duy trì việc không có tình trạng hôn nhân cận huyết thống; tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong gia đình tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tuyên truyền việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi mê tín dị đoan trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.Xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn kết du lịch với giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mà quan trọng nhất là sự tiếp nối truyền thống văn hoá của các thế hệ trẻ góp phần làm rạng rỡ bản sắc văn hoá của các dân tộc.Tiếp tục tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, phát triển và duy trì các đội cồng chiêng thanh thiếu niên tại các thôn, làng, qua đó tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao bổ trợ cho hoạt động du.Quan tâm đầu tư, nâng cấp các thiết chế văn hóa, các làng nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, đan lát...); hỗ trợ đời sống cho các nghệ nhân (Nghệ nhân Chỉnh chiêng, hát dân ca, tạc tượng,...) để họ yên tâm và có điều kiện truyền dạy những kiến thức cho thế hệ trẻ.Tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân, phát huy hiệu quả các sản phẩm văn hóa truyền thống có sẵn trong đồng bào DTTS; những dự án nghiên cứu về văn hóa truyền thống và nguồn xã hội hóa; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng, tuyển dụng cán bộ có năng lực, đặc biệt là cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã, thôn, làng để thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Nhân dịp này UBND huyện đã trao tặng giấy khen cho 10 tập thể và 20 cá nhân có thành tích suất sắc trong công tác giữ dìn và bảo tồn các giá trị văn hoá./.
Thuý Ngọ - Trung tâm VHTT - TT huyện
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:
1478004194_map-icon.png Địa chỉ: T
hị trấn Kông Chro - Huyện Kông Chro - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3835365
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3835321
1478004004_Mail.png  Email: ubndkongchro@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:
Bản quyền thuộc về UBND huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trịnh Minh Dương - Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện Kông Chro
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT ngày 07/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông

  Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png