KẾ HOẠCH Thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn huyện

14/11/2022
Thực hiện Kế hoạch số 1022/KH-UBND ngày 23/5/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch số 1773/KH-SYT ngày 03/6/2022 của sở Y tế tỉnh Gia Lai về thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2022 - 2025;
Uỷ ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
          Kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS), duy trì vững chắc tỷ số giới tính khi sinh ở mức cân bằng tự nhiên; góp phần nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
          2. Mục tiêu cụ thể
          Kiểm soát tốc độ gia tăng TSGTKS hằng năm ở mức 106 bé trai/100 bé gái sinh ra sống đến năm 2025, không để sảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) trên phạm vi toàn huyện, giảm dần tình trạng MCBGTKS tại các xã, thị trấn.
          II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN.
          1. Phạm vi, địa bàn triển khai
          - Phạm vi thực hiện: Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn toàn huyện.
          - Địa bàn triển khai: 14/14 xã, thị trấn.
          2. Đối tượng
          - Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; cán bộ, công chức, viên chức, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội các cấp.
- Những người có liên quan đến cung cấp dịch vụ hướng dẫn sinh con theo ý muốn; liên quan đến chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên và thanh thiếu niên.
          3. Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2022 đến năm 2025.
          III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP.
          1. Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát MCBGTKS.
- Cung cấp đầy đủ, thường xuyên các thông tin về tình trạng MCBGTKS, nguyên nhân và hệ lụy cho cấp ủy đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, người có uy tín trong cộng đồng; các cơ quan thực hiện công tác tuyên truyền về tình hình triển khai, kết quả thực hiện và các yếu tố cản trở thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát MCBGTKS trên địa bàn huyện.
          - Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hoạt động truyền thông cho các cặp vợ chồng, những người đứng đầu dòng họ và gia đình, nam nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn và những người cung cấp dịch vụ có liên quan về tình trạng MCBGTKS, lựa chọn giới tính thai nhi (GTTN), nhất là giới và bình đẳng giới bằng các hình thức tiếp cận và thông điệp phù hợp.
          - Thực hiện giáo dục về giới, bình đẳng giới với nội dung, hình thức thích hợp cho từng cấp học nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hành bình đẳng giới cho thế hệ trẻ.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề, các chiến dịch, sự kiện truyền thông về MCBGTKS.
- Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới, đề cao giá trị của trẻ em gái, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Xây dựng các chuẩn mực, giá trị xã hội phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả bình đẳng giới, loại trừ dần nguyên nhân sâu xa của tình trạng MCBGTKS.
- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi nhận thức, tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi lựa chọn GTTN, giáo dục nâng cao y đức, nghiêm cấm lạm dụng khoa học - công nghệ để lựa chọn GTTN.
- Tăng cường các tin, bài, các chuyên trang, chuyên mục của Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện. Truyền thông qua hệ thống mạng điện thoại di động, các mạng xã hội Zalo, Facebook, Youtube, Tiktok; gắn các banner truyền thông trên các trang web có nhiều người truy cập để tuyên truyền về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng MCBGTKS và các quy định của pháp luật về nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến, chẩn đoán, lựa chọn GTTN.
- Tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề về MCBGTKS và phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến, chẩn đoán, lựa chọn GTTN.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tuyên truyền và vận động trực tiếp về MCBGTKS đến các đối tượng tại cộng đồng, địa bàn cư trú thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản và tuyên truyền viên của các ngành đoàn thể ở cơ sở.
- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn trực tiếp cho nam/nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn, người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn GTTN.
 
- Lồng ghép các nội dung truyền thông về MCBGTKS vào các hoạt động văn hóa xã hội khác.
- Tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông tập trung phong phú, đa dạng, bình đẳng giới trong đời sống gia đình và xã hội, không phân biệt con gái, con trai, không lựa chọn GTTN.
- Sửa chữa, xây dựng cụm panô, khẩu hiệu, banner tuyên truyền trên một số trục đường chính, nơi tập trung dân cư.
2. Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Nhận và cấp phát các bản tin, tài liệu, tờ rơi, băng đĩa,… phục vụ tuyên truyền vận động nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi theo quy định.
- Nhận và cấp phát tài liệu hướng dẫn tư vấn, tuyên truyền dành cho nhân viên tuyên truyền cấp cơ sở; các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chợn giới tính thai nhi.
          - Chuyển thể, nhân bản và cung cấp tài liệu tuyên truyền về giới và bình đẳng giới phù hợp với lứa tuổi để cung cấp cho học sinh trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
3. Lồng ghép các nội dung về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh vào tuyên truyền tại các trường học
- Lồng ghép nội dung về giới, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh vào các trường TH&THCS; PTDT BT TH&THCS trên địa bàn huyện.
- Chuyển thể, nhân bản và cung cấp tài liệu tuyên truyền về giới và bình đẳng giới phù hợp với lứa tuổi để cung cấp cho học sinh.
- Hàng năm cấp phát tài liệu/tờ rơi cho các trường học.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa phù hợp như sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức các cuộc thi tuyên truyền về giới, bình đẳng giới.
4. Xây dựng, thử nghiệm và mở rộng triển khai các mô hình
- Xây dựng Mô hình lồng ghép nội dung kiểm soát MCBGTKS, giới, bình đẳng giới trong các trường TH&THCS; PTDT BT TH&THCS thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
- Mô hình lồng ghép nội dung kiểm soát MCBGTKS vào hương ước, quy ước của tổ dân phố, thôn, làng.
5. Các hoạt động hội nghị, hội thảo về mất cân bằng giới tính khi sinh
- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn theo quy định về kỹ năng tuyên truyền, tư vấn, vận động, thuyết phục và cung cấp kiến thức về giới, bình đẳng giới, thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy của tình trạng MCBGTKS, các giải pháp để kiểm soát MCBGTKS.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành tổ chức thực hiện Kế hoạch; kiến thức về kiểm soát MCBGTKS; kỹ năng tư vấn, vận động, thuyết phục cho đội ngũ cán bộ viên chức y tế - dân số, người cung cấp dịch vụ y tế liên quan.
 
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị, các chiến dịch truyền thông về kiểm soát MCBGTKS; tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm tại các đơn vị làm tốt công tác kiểm soát MCBGTKS theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề, sơ kết, tổng kết về kiểm soát MCBGTKS theo đúng quy định.
6. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ
- Thực hiện kịp thời các chương trình, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích, động viên, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội góp phần giảm thiểu tình trạng MCBGTKS.
- Khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong đời sống gia đình và xã hội, không phân biệt con gái con trai, không lựa chọn GTTN; thực hiện chính sách hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các cặp vợ chồng sinh con một bề là gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, cho các cặp vợ chồng sinh con một bề gái khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu, trợ cấp xã hội (nếu có) theo đúng quy định.
- Tổ chức chương trình gặp mặt biểu dương các gia đình sinh con một bề là gái thực hiện tốt chính sách Dân số.
- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác kiểm soát MCBGTKS.
7. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi
- Phổ biến, giáo dục những quy định của pháp luật về nghiêm cấm các hình thức lựa chọn GTTN; đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra giám sát thực thi pháp luật liên quan đến việc lựa chọn GTTN.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các quy định về kiểm soát MCBGTKS, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn GTTN.
- Tham dự các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm soát MCBGTKS cho cán bộ, công chức, viên chức y tế, dân số, người cung cấp dịch vụ y tế có liên quan.
- Tổ chức ký cam kết không thực hiện hành vi liên quan đến lựa chọn GTTN đối với cán bộ y tế làm việc tại các đơn vị trong ngành Y tế, cán bộ làm việc ở các cơ sở cung cấp dịch vụ sản khoa, siêu âm, nạo phá thai, cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền, kinh doanh thuốc đông y,…
8. Các hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các quy định về nghiêm cấm lựa chọn GTTN, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật
- Định kỳ kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở buôn bán, lưu hành các sản phẩm truyền thông liên quan đến lựa chọn GTTN; các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, phá thai và các dịch vụ khác có liên quan đến lựa chọn GTTN.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, thông báo công khai, rộng rãi các đơn vị, cá nhân vi phạm và kết quả xử lý.
- Hàng năm, Trung tâm Y tế phối hợp các ngành chức năng cùng cấp tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn GTTN dưới mọi hình thức; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; thông báo công khai, rộng rãi các đơn vị, cá nhân vi phạm và kết quả xử lý.
9. Các hoạt động quản lý, giám sát
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình MCBGTKS đầu kỳ, các năm trong kỳ và kết quả thực hiện cuối giai đoạn theo quy định.
- Tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá tình hình thực hiện và tổng kết giai đoạn triển khai thực hiện Đề án.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm.
- Các nguồn huy động hợp hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
          V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          1. Trung tâm Y tế huyện
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai thực hiện Kế hoạch; gắn kết chặt chẽ Kế hoạch đề án với các chương trình khác của ngành Y tế và chương trình có liên quan do các sở, ban ngành, đoàn thể khác chủ trì thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành các qui định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
         - Hàng năm, xây dựng Kế hoạch và lập dự toán kinh phí thực hiện gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
         - Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân huyện để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Y tế tỉnh theo đúng quy định.
        2. Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phối hợp với Trung tâm Y tế trong việc tham mưu, đề xuất lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ của Đề án với các chương trình, dự án khác trên địa bàn huyện Kông Chro.
- Hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí do Trung tâm Y tế lập, tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí  kinh phí để triển khai thực hiện đảm bảo đạt mục tiêu kế hoạch.
          - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.
          3. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục Dân số - Sức khỏe sinh sản, giới, giới tính và bình đẳng giới trong các nhà trường.
          4. Phòng Văn hóa và Thông tin; Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị:
- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới, MCBGTKS; phối hợp tuyên truyền, phổ biến các nội dung kế hoạch thực hiện kế hoạch Đề án gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động quản lý Nhà nước về công tác gia đình.
          - Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát MCBGTKS.
          - Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về kiểm soát MCBGTKS. Xây dựng các tin, bài viết nói về tác hại, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh phát trên hệ thống Truyền thanh - Truyền hình huyện nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân, nhất là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nhằm giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh.
          5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức triển khai công tác bình đẳng giới và lồng ghép Kế hoạch này để phân tích, sử dụng số liệu tách biệt trong một số nội dung nhằm lồng ghép thực hiện liên quan đến việc MCBGTKS giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn huyện.
          6. Đề nghị Ban Tuyên giáo Huyện ủy: Phối hợp với Trung tâm Y tế và các đơn vị liên quan chỉ đạo công tác tuyên truyền về kiểm soát MCBGTKS trên địa bàn huyện.
          7. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện: Tăng cường công tác tuyên truyền vận động đưa nội dung bình đẳng giới; không lựa chọn giới tính thai nhi; không phân biệt vai trò con trai, con gái trong chăm sóc bố mẹ già, trong công việc gia đình, họ tộc; tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật về nghiêm cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi trong công tác Hội. Tổ chức giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
          8. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các đoàn thể huyện: Phối hợp cùng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh truyền thông, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân đân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện.
          9. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
        - Trên cơ sở Kế hoạch này, UBND các xã, thị trấn xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2022-2025 và hàng năm theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế huyện, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đưa chỉ tiêu về tỷ số giới tính khi sinh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
        - Hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo về UBND huyện (qua Trung tâm Y tế huyện) để tổng hợp, báo cáo Sở Y tế tỉnh, UBND huyện theo quy định.
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: T
hị trấn Kông Chro - Huyện Kông Chro - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3835321
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3835321
1478004004_Mail.png  Email: ubndkongchro@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Ngô Hữu Luật - Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện Kông Chro
Giấy phép số: 04/GP-TTĐT ngày 14/10/2013 của Sở Thông tin và Truyền thông
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức | Liên hệ | Site map icontop.png