CHUYÊN MỤC

TIN TỨC

Ý nghĩa của mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay đối với lĩnh vực nông nghiệp

27/08/2021
Một trong các mục tiêu khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới mà Chính phủ đã đặt ra trong giai đoạn hiện nay là: Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Kông Chro là một huyện nghèo có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn có phương thức canh tác chưa phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới. Hơn nữa thời tiết những năm gần đây diễn biến phức tạp, bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Để từng bước khắc phục những khó khăn nói trên đòi hỏi phải thay đổi nhận thức về  hình thức tổ chức sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Nhằm giúp cho người dân tìm hiểu thêm một số khái niệm của mục tiêu mà Chương trình xây dựng nông thôn mới trong gian đoạn hiện nay đề ra đối với lĩnh vực nông nghiệp làm cơ sở để người dân, nhất là đối với người đồng bào dân tộc thiểu số nắm bắt và triển khai thực hiện. 
Vậy Nông nghiệp sinh thái là gì. Nông nghiệp sinh thái là phương thức canh tác trồng trọt các loại cây trồng dựa trên việc tận dụng tài nguyên sẵn có trong tự nhiên để phát triển cây trồng. Phương thức ngăn ngừa sâu bệnh phá hoại mùa màng nhưng vẫn đảm bảo tăng cường dinh dưỡng và độ phì nhiêu tự nhiên cho đất đai. Hơn nữa, nông nghiệp sinh thái hoàn toàn không cần dùng đến các loại hóa chất tổng hợp (phân bón, thuốc trừ sâu, kháng sinh hoặc bất kỳ sinh vật đã được biến đổi gen nào). Bằng cơ chế đặc biệt này, mùa vụ có thể đạt sản lượng cao hơn, thu hoạch được nhiều thực phẩm tự nhiên lành mạnh và bổ dưỡng hơn. Đáng kể nhất là có thể giúp đạt được sự bền vững lớn hơn cho môi trường. Những lợi ích của nông nghiệp sinh thái tạo ra.
Tạo ra nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn
Các sản phẩm sinh thái không có chứa chất độc hại dai dẳng đến từ các loại thuốc như: Thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, phụ gia, chất bảo quản và nhiều sản phẩm được dùng để loại bỏ côn trùng, bảo vệ màu sắc sản phẩm (cam, táo) ...
Thực phẩm sinh thái khi được dung nạp sẽ được đồng hóa chính xác mà không làm thay đổi chức năng trao đổi chất, giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến vấn đề thoái hóa ở con người.
Sản phẩm sinh thái được “ăn” phân bón tự nhiên (từ động vật, thực vật) nên khi sinh trưởng và thu hoạch sẽ có hàm lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu, chất chống oxy hóa, carbohydrate và protein cao hơn.
Sản phẩm sinh thái cũng không có chứa các chất phụ gia tổng hợp vốn là nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe như: Suy tim, loãng xương, đau nửa đầu, dị ứng, tăng động, Parkinson,...
Giúp bảo vệ sức khỏe người nông dân
Dư lượng từ hàng trăm các loại thuốc trừ sâu và phân bón lưu lại sau khi sử dụng không được kiểm soát hoặc kiểm soát kém khiến cho sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu dài.
Giúp nâng cao sản lượng, tiết kiệm chi phí nuôi trồng
Cây trồng phát triển trên nền đất tốt và “khỏe mạnh” sẽ đạt được mức độ phát triển toàn diện, kháng bệnh tự nhiên vô cùng tốt. Bản thân cây trồng sẽ có được “hệ miễn dịch” tự thân mạnh mẽ, đẩy lùi tác nhân gây hại và tận dụng tối đa các nguồn lực từ đất, nước, ánh nắng mặt trời. Nhờ thế, mùa vụ sẽ đạt sản lượng cao hơn mà không cần phải tốn nhiều chi phí cho các công tác phòng trừ sâu bệnh, kích thích tăng trưởng.
          Giúp bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái
Dư lượng các chất hóa học, phụ gia từ các sản phẩm hỗ trợ canh tác truyền thống tích trữ nhiều năm tháng gây hại cho môi trường, làm mất đi độ cân bằng trong môi trường đất, nước, không khí,....
Đặc trưng cơ bản của nông nghiệp sinh thái chính là tôn trọng động vật hoang dã, các vi sinh vật trong môi trường tự nhiên, không tạo ra các chất thải gây ô nhiễm, giúp tiết kiệm năng lượng. Cho nên, nông nghiệp sinh thái chính là bảo tồn hạt giống cho tương lai. Đó là những ưu điểm của nền nông nghiệp sinh thái mà canh tác truyền thống không thể tạo ra được.
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là gì. Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp được xác định là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, các chất thải, phế phụ phẩm sẽ được tái chế, quay lại làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí, thất thoát và giảm tối đa lượng chất thải, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm trong sản xuất, bảo vệ môi trường.
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do giảm thiểu chi phí sử dụng tài nguyên (giảm chi phí sử dụng nước, tái sử dụng các chất thải, xử lý biogas giúp giảm chi phí nhiên liệu...), giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Một số mô hình Kinh tế tuần hoàn đã và đang triển khai.
            Mô hình Vườn -Ao - Chuồng (VAC). Mô hình VAC đã được áp dụng phổ biến ở Việt Nam từ những năm 1980 và được coi là hình thức nông nghiệp tuần hoàn đơn giản nhất. Trong đó, vườn là hoạt động trồng trọt, ao là nuôi trồng thủy sản và chuồng là chăn nuôi gia súc, gia cầm trong các hộ gia đình, gia trại, trang trại. VAC đã tạo ra một mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp, gắn kết trồng trọt với chăn nuôi, hạn chế chất thải, thuận theo tự nhiên và hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn. Sau này, mô hình VAC đã được cải tiến phù hợp với trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng như điều kiện sinh thái của từng vùng lãnh thổ trên cả nước, đó là: Vườn - Ao - Chuồng - Bioga (VACB); Vườn - Ao - Chuồng - Rừng (VACR) ở các tỉnh miền núi; Vườn - Ao - Hồ (VAH) ở các tỉnh miền Trung. Thực hiện mô hình nông nghiệp này vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa giúp giảm phát thải khí nhà kính. Nhất là mô hình VACB đã giúp quản lý chất thải nông nghiệp, sử dụng hợp lý phế, phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón trả lại độ phì cho đất, xử lý an toàn chất thải động vật, tạo năng lượng tái sinh, tạo nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt, chống ô nhiễm môi trường và góp phần giảm phát thải, giảm hiệu ứng nhà kính. Mô hình VAC lúc đầu nhỏ lẻ, quy mô nông hộ với mục tiêu góp phần bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, mô hình VAC đã phát triển rộng khắp trên cả nước với các hình thức đã được cải tiến cùng những ứng dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh tại nhiều hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn.  
Mô hình trồng lúa - trồng nấm - sản xuất phân hữu cơ - trồng cây ăn quả. Mô hình này được phổ biến ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trong mô hình này, người nông dân đã tận dụng nguyên liệu từ phụ phẩm rơm rạ trong trồng lúa để trồng nấm, bã rơm rạ sau khi thu hoạch nấm được tận dụng để bón cho cây trồng (cây ăn quả, rau màu) rất tốt. Thực tế cho thấy, lượng rơm rạ từ một ha trồng lúa có thể tạo ra được 200m mô nấm và sau khi trồng nấm từ 25-30 ngày có thể thu được 250-300kg nấm tươi.
- Mô hình sản xuất phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp. Mô hình này đã được nhiều địa phương trong cả nước thực hiện. Mô hình đã sử dụng các phụ phẩm từ trồng trọt (rơm rạ, cây ngô, cây đậu...), rác thải sinh hoạt, phế phẩm từ chăn nuôi (phân lợn, phân gà, phân bò) qua quá trình ủ (bổ sung thêm phân chuồng, lân), phân hủy làm phân bón hữu cơ để chăm sóc, cải tạo đất bạc màu, đất thiếu dinh dưỡng, trả lại độ phì cho đất, canh tác rau hữu cơ và rau an toàn. Nhờ đó, lượng chất thải nông nghiệp được tái sử dụng làm phân bón ổn định, vừa tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng sạch hơn và giảm thiểu phát thải, giảm khí nhà kính.
- Mô hình sản xuất tổng hợp bò - trùn quế - cỏ/ngô - gia súc, gia cầm - cá. Mô hình tận dụng phụ phẩm chăn nuôi (phân) để nuôi trùn quế; lấy phân trùn quế bón cỏ/ngô; trùn quế làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, cá, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.
Đó là những ưu điểm của nền nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn mà canh tác truyền thống, kinh tế tuyến tính không thể tạo ra được. Người nông dân nên quan tâm tìm hiểu sâu hơn và kỹ lưỡng hơn về nền nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn này để gia tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường tự nhiên.
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:
1478004194_map-icon.png Địa chỉ: T
hị trấn Kông Chro - Huyện Kông Chro - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3835365
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3835321
1478004004_Mail.png  Email: ubndkongchro@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:
Bản quyền thuộc về UBND huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trịnh Minh Dương - Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện Kông Chro
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT ngày 07/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông

  Chung nhan Tin Nhiem Mang
   Copyright © 2017 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png